Lắp đặt mạng điện gia đình có thể đi dây nổi hay chìm đều
được nhưng phải đảm bảo phù hợp điều kiện môi trường và kinh tế, an toàn và tiết kiệm.
Thi công - lắp đặt mạng điện gia đình - đi dây nổi hay chìm - an toàn, tiết kiệm |
Phương pháp đi dây
nổi
Trước đây, phương pháp này được sử dụng rất thông dụng thay
cho những đường dây điện loằng ngoằng, chằng chịt… rất nguy hiểm cho người sử
dụng. Phương pháp này sử dụng các ống nhựa tròn hoặc dẹt bọc dây điện và ốp lên
tường hoặc trần nhà vừa an toàn lại thẩm mỹ hơn phương pháp đi dây truyền
thống.
Lưu ý khi đi dây nổi:
- Cần tính toán vị trí đi dây ở vị trí cao, thích hợp tránh
bị ảnh hưởng, va chạm bởi sinh hoạt của con người. Nên lắp dây điện cao tối
thiểu 2,5 m so với mặt sàn và mặt bằng làm việc.
- Không lắp đường dây nổi ở vị trí ẩm thấp, gần nguồn nước
vì rất dễ rò điện…
- Dùng dây điện có vỏ bọc bằng vật liệu chống cháy, chịu
được công suất cao ở những nơi dễ gây cháy nổ như nhà bếp, phòng tắm có bình
nóng lạnh…
- Đường ống bị dập vỡ cần phải thay thế đường ống mới
- Không được đấu tắt trong ống ghen tránh trường hợp chập
cháy đường dây vào mùa ẩm
Thi công - lắp đặt Mạng điện gia đình đi dây nổi |
+ Chi phí lắp đặt không quá lớn
+ Thuận lợi cho sửa chữa điện, khắc phục sự cố
+ Dễ dàng thay đổi khi có nhu cầu
+ Lắp đặt sau khi xây nhà cũng được thay vì phải thiết kế
trước sơ đồ như đi dây chìm
Nhược điểm:
+ Tính thẩm mĩ chưa được cao so với đi dây ngầm
+ Tốn diện tích không gian nếu bố trí, lắp đặt không hợp lý
Phương pháp đi dây
ngầm
Phương pháp này sử dụng các đường ống dẫn và chôn
xuống đất hoặc trong tường nhà. Vì vậy, hệ thống điện được lắp đặt ngay
từ lúc bắt đầu xây nhà.
- Không lắp đặt tùy tiện nếu không có kiến thức về đấu
nối mạch điện
- Không lắp đường dây điện chung ống với đường dẫn
internet , dây cáp tivi… vì có thể làm nhiễu cho các thiết bị
- Lắp đặt đường dây ngầm phải có ống bảo vệ. Tránh đặt trong
ống thông hơi
- Tránh nối tắt điện ở các đường trục chính
- Nên lựa chọn ống bảo vệ bằng vật liệu chống cháy
nổ, thấm nước
- Tính toán phần dây điện dự trữ để sử dụng về sau nếu có sự
cố
- Không đặt đường dây điện ngầm trong tường chịu lực khi bề
sâu rãnh chôn quá 1/3 bề dày tường
- Tuyệt đối không đặt dây dẫn dọc mái nhà hoặc chôn trực
tiếp dưới lớp đất ngoài nhà.
Thi công - lắp đặt Mạng điện gia đình đi dây chìm |
+ Tiết kiệm không gian, tăng tính thẩm mỹ
+ Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài
+ Tính an toàn khá cao
Nhược điểm
+ Chi phí lắp đặt cao
+ Phải thiết kế sơ đồ lắp đặt trước khi xây nhà
+ Khó khăn hơn trong việc sửa chữa, khắc phục sự cố
Như vậy thông qua các
lưu ý cũng như ưu - nhược điểm của các phương pháp đi dây bạn hoàn toàn có thể
chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất để lắp mạng điện gia đình an toàn.
Tuy nhiên, dù đi dây nổi hay chìm thì bạn cũng cần lưu ý các
yếu tố sau khi lắp đặt mạng điện gia đình:
- Sử dụng dây dẫn phù hợp, đúng tiết diện, có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng
- Nên lắp aptomat cho mạng điện gia đình để đảm bảo an toàn
- Sử dụng nắp bảo vệ hoặc phích cắm giả để đề
phòng trẻ nhỏ
- Lắp đặt thêm cầu dao chống rò (ELCB)
- Không tự ý lắp đặt mạng điện nếu không có kiến thức
- Chú ý tránh lắp chung dây điện với đường dây cáp tivi, dây
internet…
0 nhận xét: